Phụng Vụ Năm Thánh Thể 2021 là dịp nói lên
“Sự Nghiêm Trọng của Thánh Lễ”.
Bắt đầu từ Lễ Chúa Chịu Phép Rửa, ngày 10 tháng 1 năm 2021, Giáo hội Công giáo địa phương bước vào Năm Thánh Thể - một thời kỳ để canh tân, chữa lành và hiệp thông. Năm nay được dành để giúp tất cả chúng ta, các linh mục, tu sĩ và giáo dân gia tăng mối liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô.
Chúng ta bắt đầu năm quan trọng này vào ngày lễ Chúa Chịu Phép Rửa, bởi Phép Rửa là dấu ấn khởi đầu của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô, một hành trình suốt đời hướng chúng ta tới sự kết hiệp với Chúa Kitô và với nhau. Bí tích Thánh Thể là sự hiệp thông với Thiên Chúa. Chúa Kitô nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Mình và Máu của Người để chúng ta được kết hợp chặt chẽ hơn với Người và với toàn thể nhân loại.
Trong suốt năm Thánh Thể, chúng ta sẽ cùng với những người Công giáo trên khắp thế giới kêu cầu Thánh Giuse, xin Ngài ban ơn che chở, giúp chúng ta hiểu trọn vẹn ý nghĩa các phần của Thánh lễ, thần học về sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và bổn phận tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật của người Công giáo.
Khi giáo hội hoàn vũ tổ chức Năm Thánh Giuse đặc biệt do Đức Thánh Cha công bố, Tổng Giáo Phận New Orleans chúng ta kêu xin với Thánh Giuse chuyển cầu mạnh mẽ để đưa chúng ta đến gần với Chúa Giêsu hơn trong Bí tích Thánh Thể.
TÌM HIỂU KINH TIN KÍNH TRONG THÁNH LỄ (Tháng 6,2021)
Gia đình nào cũng có một câu chuyện. Gia đình của Thiên Chúa cũng thế! Chúng ta là con cái của Chúa - chúng ta cũng có một câu chuyện vô cùng quan trọng để nói về gia đình Thiên Chúa của chúng ta! Vào mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật hay vào những ngày Lễ nhất định, khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính hoặc Tuyên xưng Đức tin, chúng ta nhắc lại câu chuyện tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta - bởi vì đó là lúc mà chúng ta bày tỏ đức tin chân thật của chúng ta với Thiên Chúa.
Từ creed (xác tín), xuất phát từ chữ credo của tiếng La-tinh, có nghĩa là “Tôi tin,” và sự xác tín đầu tiên mà chúng ta thể hiện đó là lúc chúng ta lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy, qua đó chúng ta bước vào gia đình của Thiên Chúa là Giáo hội và là Nhiệm thể của Chúa Kitô. Khi chúng tuyên xưng Kinh Tin Kính trong Thánh Lễ, chúng ta nói lên niềm xác tín của chúng ta vào Thiên Chúa là : 1) Đức Chúa Cha, 2) Chúa Con, và 3) Chúa Thánh Thần, và sau đó chúng ta tuyên xưng đức tin vào 4) Hội Thánh. Và sau đó, chúng ta cử hành những điều chúng ta tuyên xưng.
Kinh Tin Kính là lời tuyên xưng đức tin của chúng ta đối với Thiên Chúa, Đấng vừa phán với chúng ta qua các Bài đọc – chúng ta hân hoan Chấp nhận Lời Chúa và đáp lại lời mời gọi để sống với Ngài. Khi tuyên xưng Kinh Tin Kính, mỗi người chúng ta lập lại sự trung thành của mình với Thiên Chúa, với niềm xác tín của chúng ta vào Thiên Chúa và sống đời môn đệ của Chúa.
Chuẩn Bị Của Lễ và Bàn Thánh (Tháng 7,2021)
Sau phần Lời Nguyện Giáo Dân trong mỗi Thánh Lễ hằng tuần là việc quyên góp của giáo dân. Tiền hoặc những vật chất thu được sẽ cùng với bánh và rượu được dâng lên bàn thờ. Đây là một lời cầu nguyện – một phần vô cùng quan trọng của Thánh Lễ, kêu gọi sự tham gia đầy đủ, có ý thức và tích cực của cộng đoàn.
Đây là lúc chúng ta cùng hiệp dâng lên Chúa của lễ - bằng những hy sinh trong tuần, những đóng góp bằng tiền, những nỗi đau, những niềm vui và những lời cảm ơn của chúng ta – chúng ta dâng lên Chúa những của lễ ấy cùng với bánh và rượu là tâm điểm. Bánh và rượu là của lễ trọng tâm vì đó là những gì Chúa Giêsu đã dâng trong Bữa Tiệc Ly, và Chúa cũng muốn chúng ta tiếp tục làm để tưởng nhớ đến Ngài. Khi kết nối những ân tứ của chúng ta (đó chính là cuộc sống của chúng ta!) với bánh và rượu, của lễ đó sẽ được biến đổi thành Mình và Máu Chúa Kitô. Chúng ta cũng tìm cách biến đổi cuộc sống của chúng ta (những niềm vui và nỗi đau của chúng ta) và hiến dâng hoàn toàn cho Chúa.
Vì vậy, mỗi tuần khi chúng ta đến tham dự Thánh lễ, chúng ta không thể đến mà không có sự chuẩn bị hoặc tay không. Chúng ta phải đem cả con người thật của chúng ta đặt lên bàn thờ của Chúa chúng ta! Chúng ta mang tất cả những gì chúng ta đang có - ngay cả khi điều đó dường như là không đủ - và chúng ta tin tưởng rằng khi Chúa kết hợp của lễ của chúng ta với Của Lễ của Ngài, chúng ta sẽ được Thiên Chúa chấp nhận và được Mình và Máu sự sống của Ngài biến đổi.
Kinh nguyện Thánh Thể là “trọng tâm và là đỉnh điểm của việc cử hành Thánh Lễ,” qua đó “toàn thể cộng đoàn tín hữu hiệp thông với Chúa Kitô để tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và dâng Của Lễ” (hướng dẫn phổ quát - Sách Lễ Rôma, 78). Đây lời cầu nguyện tâm điểm của Thánh Lễ, đó là lý do tại sao chúng ta thường gọi chung là Phụng vụ Thánh Thể. Đây không phải là một vật thể, mà là một hành động – Eucharist (tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “tạ ơn.”
Mặc dù kinh nguyện thánh thể hầu hết do vị linh mục đọc, những tính hữu tham dự cũng không nên chỉ là người quan sát. Ngay cả khi chúng ta không đọc, chúng ta cũng làm điều gì đó. Sự tham dự một cách tích cực là điều tối quan trọng ở đây, vì chúng ta đang dâng hiến chính bản thân mình để tạ ơn Thiên Chúa cho những gì mà Ngài đã làm để cứu chúng ta và chúng ta hiệp lời cầu nguyện đó với Đức Kitô, Đấng đã phát ngôn qua vị linh mục.
Lời cầu nguyện Thánh Thể dẫn dắt chúng ta một cách kỳ diệu vượt không gian và thời gian - trái đất được kết hợp với thiên đàng, quá khứ, hiện tại và tương lai để trở thành việc chúng ta cử hành, cho phép chúng ta trong mỗi Thánh lễ được ở bên cạnh Chúa Kitô qua sự hy sinh của Ngài trên Thập tự giá (quá khứ) và cùng với Ngài, các thiên thần và các thánh trong bữa tiệc trên trời (tương lai). Điều này đòi hỏi chúng ta tham gia tích cực bằng cách đặt tâm trí và tấm lòng của chúng ta đối với Chúa, để tạ ơn và dâng cuộc đời mình cho Chúa như Đức Kitô đã làm.
Kinh Lạy Cha và Nghi Thức Chúc Bình An (Tháng 11,2021)
Tiếp theo Kinh Nguyện Thánh Thể là Kinh Lạy Cha để trợ giúp chúng ta chuẩn bị rước Chúa trong Phép Thánh Thể.
Chúng ta rất quen thuộc với Kinh Lạy Cha vì chúng ta thường đọc kinh này trong mỗi Thánh Lễ, khi Lần Chuỗi cũng như khi chúng ta cầu nguyện hằng ngày. Chúng ta thường đọc kinh Lạy Cha vì đó là một lời cầu nguyện rất quyền năng. Kinh Lạy Cha là Lời Của Chúa (Matthêu 6 / Luca 11); mà Chúa Giêsu đã thốt ra từ môi miệng của Ngài; nó phản ánh cách mà Chúa Giêsu dùng để cầu nguyện với Thiên Chúa; cũng là cách mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện; và cho tới tận hôm nay, Chúa Giêsu vẫn cầu nguyện với chúng ta bằng Kinh Lạy Cha. Chúng ta không lấy làm lạ vì sao một vị linh mục lại giới thiệu lời cầu nguyện này bằng lời lẽ: “Chúng ta có dám đọc Kinh Lạy Cha.”
Là con cái của Chúa, chúng ta được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta xin với Chúa Cha, Đấng yêu thương và quan tâm, ban phát cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần trong cuộc lữ hành đức tin, đặc biệt là giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và nuôi dưỡng chúngta bằng “lương thực hằng ngày,” là Đức Giêsu Kitô.
Sau Kinh Lạy Cha là Nghi Thức Chúc Bình An, vị linh mục đọc lời cầu nguyện với Chúa Kitô, xin Bình An Của Ngài cho thế giới chúng ta, cũng như Ngài đã ban cho các môn đệ sau khi Ngài sống lại. Bình an mà chúng ta chia sẻ trong Thánh Lễ là sự Bình An của Chúa Kitô. Đây không phải là những câu chào hỏi hay chúc nhau bình thường, mà của sự Thánh Thiêng.
Chúa Kitô Phục Sinh đã mang lại cho chúng ta sự Bình An bằng Thân Thể của Ngài là Giáo Hội; vì thế, cử chỉ này được thể hiện với sự tôn kính, vì Chúa Kitô đang chuẩn bị cho chúng ta qua mỗi người để gặp gỡ và đón nhận Ngài trong Bí Tích Thánh Thể.